HỘI THẢO QUỐC TẾ ESCM 2025 VỚI CHỦ ĐỀ "QUẢN LÝ VÒNG ĐỜI CÔNG TRÌNH BẤT ĐỘNG SẢN: KIẾN TRÚC, CÔNG NGHỆ, SINH THÁI''

Ngày 22/04/2025

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và sự phát triển nhanh với vai trò ngày càng quan trọng của khoa học công nghệ như hiện nay, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (một trong những trường có lịch sử phát triển với gần 100 năm trong hoạt động đào tạo ngành kiến trúc góp phần lớn vào quá trình phát triển đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, xây dựng tại Việt Nam…), luôn chú trọng xây dựng và phát triển môi trường cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, kết nối học thuật giữa các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Các hoạt động này luôn quan trọng và khẳng định sự đóng góp của các trường đại học trên thế giới cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia; đồng thời sẽ góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận kiến thức mới cho đội ngũ giảng viên và các học viên cao học, sinh viên của trong quá trình học tập nghiên cứu. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng đó, Đại học Kiến trúc TPHCM chú trọng xây dựng các kế hoạch và tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế hàng năm với sự hợp của các trường Đại học và tổ chức giáo dục, khoa học lớn trên thế giới như MGSU (Moscow State University of Civil Engineering (MGSU - Russia), AVSE Global, KU Leuven và đã tổ chức thành công công một số hội thảo quốc tế lớn trong những năm gần đây, chẳng hạn như ESCM 2024, CIGOS 2024, SEAUS 1.0 được đánh giá cao của các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Được sự chấp thuận của Bộ Xây dựng và UBND TP. Hồ Chính Minh, ngày 18-19 tháng 4 năm 2025 Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (UAH), Phối hợp với Trường Đại học Xây dựng Quốc gia Moscow (MGSU)Trường Đại học Hữu nghị Nhân dân Nga (RUDN))tổ chức Hội nghị ESCM 2025 tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề chính:

QUẢN LÝ VÒNG ĐỜI CÔNG TRÌNH BẤT ĐỘNG SẢN: KIẾN TRÚC, CÔNG NGHỆ, SINH THÁI

Với 4 chủ đề chuyên sâu:

Chủ đề 1: Sự hình thành môi trường đô thị bền vững;

Chủ đề 2: Lý thuyết và thực tiễn bảo đảm tính tin cậy trên phương diện tổ chức và công nghệ của vòng đời một công trình bất động sản;

Chủ đề 3: Phương diện tài chính và kinh tế của lĩnh vực xây dựng và thị trường bất động sản: chuyên môn và quản lý;

Chủ đề 4: Nền tảng số và kiểm soát trung tâm trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản.

Hội thảo đã ghi nhận được 60 bài tham luận gửi đến ban tổ chức hội thảo từ phía Việt Nam với 51 bài được chấp nhận công bố tại kỷ yếu của hội thảo. Trong số đó 31 bài đã được chọn để báo cáo tại các phiên hội thảo chuyên đề.

PGS.TS.KTS Lê Văn Thương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc.

Đặc biệt, từ phía đối tác Nga, có sự hiện diện và phát biểu dẫn đề của bà Khovanskaya Galina Petrovna, Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia của Quốc hội Liên bang Nga về việc đảm bảo quyền nhà ở của công dân, bà là tác giả của Bộ luật Quy hoạch đô thị và Bộ luật Nhà ở. Bà đã giới thiệu các vấn đề cũng như các định hướng chính sách quan trọng về nhà ở của Công hoà Liên bang (CHLB) Nga.

Bà Galina P. Khovanskaya, Chủ tịch Ủy ban nhà ở của công dân, Duma Quốc gia Nga phát biểu.

Ông Timur S. Sadykov, Tổng Lãnh sự Nga tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có phát biểu chào mừng, trong đó đánh giá rất cao mối quan hệ tốt đẹp của hai trường MGSU và UAH trong nhiều năm qua. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh sự hiện diện và trình bày những bài phát biểu quan trọng từ những lãnh đạo cao cấp, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc, xây dựng của CHLB Nga như: GS. TS. Pavel Akimov từ Trường đại học xây dựng quốc gia Moscow (MGSU), Giáo sư Nadezhda B. Kosareva, Viện sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học RAASN, Chủ tịch Viện Kinh tế Đô thị Nga; Giáo sư Peter G. Grabovy, Trưởng Khoa Tổ chức Xây dựng và Quản lý Bất động sản, MGSU, Nga; Giáo sư Sergey V. Nasyuta, Phó Hiệu trưởng Thứ nhất, Đại học RUDN cùng gần 20 vị đại biểu đến từ nhiều cơ quan nghiên cứu, tư vấn chuyên ngành của CH. LB Nga cùng chia sẻ rất nhiều các kinh nghiệm liên quan đến công tác quy hoạch, xây dựng và kiến trúc hướng đến chủ đề sinh thái bền vững.

Ông Timur S. Sadykov, Tổng Lãnh sự Nga tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu.

Thay mặt cho UBND TP. Hồ Chí Minh, ông Phạm Minh Mẫn, Phó giám đốc Sở xây dựng cũng đã có phát biểu chào mừng và chia sẻ về những cơ hội và thách thức mà ngành xây dựng của TP. HCM đang rất cần những kinh nghiệm quý báu từ các chuyên gia  từ cộng đồng quốc tế nói chung và của CHLB Nga nói riêng.

Ông Phạm Minh Mẫn, Phó giám đốc Sở xây dựng TP. Hồ Chí Minh phát biểu.

Trong khuôn khổ hội thảo, sau các bài tham luận quan trọng dẫn để, các bài phát biểu được tổ chức ở 4 phiên chuyên sâu. Trong đó, sự tham gia của 15/ 51 bài (khoảng 30%/ tổng số) đến từ của các nghiên cứu sinh, học viên cao học UAH cho thấy hoạt động này không chỉ là môi trường kết nối - chia sẻ các kết quả nghiên cứu giữa các chuyên gia hàng đầu, mà còn là cơ hội giao lưu, kết nối và học tập, mở rộng kiến thức cho các NCS, học viên cao học của Nhà trường; và đây cũng là minh chứng cho sự phát triển về mặt chất lượng của mảng đào tạo sau đại học gắn liền với hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao của UAH trong những năm gần đây.

Nadezhda B. Kosareva, Chủ tịch, Viện Kinh tế học Đô thị, trình bày tham luận “Tái phát triển các vùng đất bị tàn phá như một công cụ quản lý vòng đời của bất động sản”

Hội thảo quan trọng này không thể thiếu sự đồng hành và hỗ trợ từ các nhà tài trợ quan trọng như Nhà tài trợ Kim Cương- công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong; Nhà tài trợ Bạc - Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh và các Nhà tài trợ Đồng: Công ty Cổ phần Công nghiệp Á Mỹ, Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố (CityLand), Công ty TNHH Thương mại - Kiến trúc - Xây dựng Mộc Kiến Gia, cùng với sự tham gia của lãnh đạo các công ty là đối tác toàn diện nhiều năm liên tục  như Newtecons, Ricons.

Đại diện Công ty cổ phần Nhựa Tiền Phong trình bày tham luận “Quản lý hiệu quả tài nguyên nước”

 

Toàn thể Khách mời, đại biểu tham dự Hội thảo chụp hình lưu niệm.

 

Một số hình ảnh Hội thảo tại phiên chính:

 

Một số hình ảnh Hội thảo tại các phiên chuyên sâu:

Hội thảo đã khép lại sau nội dung trao đổi bàn tròn, thảo luận các chủ đề chính đã được trình bày tại các phiên chuyên môn. Ban tổ chức và các chủ tọa của các phiên cũng tổng kết và chia sẻ các vấn đề được quan tâm chung. Phiên thảo luận này cũng đề xuất phương hướng cho các hội thảo tiếp theo và các cơ hội hợp tác trong tương lai gần.



Tin khác
 Fanpage Khoa Quy hoạch
 Fanpage Trường
 Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ
Bản quyền © 2012 thuộc về Trường Đại Học Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh